Kiốt số 2 Tòa nhà HH2C Khu Dịch Vụ Tổng Hợp Và Nhà Ở Hồ Linh Đàm

Thêm 1 sản phẩm vào giỏ hàng thành công

Kem dưỡng – Tìm hiểu công dụng, thành phần, cách sử dụng.

Kem dưỡng là bước dưỡng da cuối cùng trong chu trình skincare hằng ngày của chị em vào mỗi buổi sáng, tối. Bởi kết cấu, thành phần có trong sản phẩm chúng được sử dụng ở bước cuối cùng. Tìm hiểu ngay công dụng, cách sử dụng để đạt hiệu quả nhất cho làn da của bạn.

Công dụng kem dưỡng

Kem dưỡng  với công dụng ban đầu là cung cấp độ ẩm cho làn da cân bằng. Nó là lớp kết thúc cho chu trình dưỡng da của bạn. Các sản phẩm dưỡng được các bác sĩ coi đó là biện pháp để thay thế đi lớp dầu tự nhiên nhằm cải thiện độ ẩm hay các dấu hiệu của da khô.

 Khi da trở nên khô, sừng hóa trên da sẽ gặp trục trặc khiến bề mặt da sần sùi, thô ráp và lỗ chân lông bít tắc – nguyên nhân gây ra mụn. Ngoài ra, da xuất hiện nếp nhăn nhiều hơn, gây ra tình trạng lão hóa sớm. 

Vì thế, sử dụng kem dưỡng sẽ giúp cho khả năng tăng cường hấp thụ nước, phủ lên da một lớp màng occlusive. Tác dụng phục hồi độ ẩm đồng thời ngăn không cho độ ẩm thoát về không khí. Kết quả thất được, các vấn đề da khô được khắc phục hiệu quả. Da lúc này trở về trạng thái bình thường

Bên cạnh công dụng dưỡng ẩm, cấp nước thì kem dưỡng còn có công dụng bổ trợ khác như trị mụn, chống lão hóa. Một số loại kem còn có khả năng chống nắng nhờ chỉ số SPF và PA cao. Tuy nhiên, đó cũng là phần bổ trợ và công dụng chính của kem dưỡng phần lớn sẽ là dưỡng ẩm, khóa ẩm cho da

kem dưỡng

Cấu tạo Kem dưỡng

Trong kem dưỡng có ba nhân tố chính phục vụ mục đích dưỡng ẩm gồm: Chất cấp ẩm – Humectants, chất khóa ẩm – occlusive, chất làm mềm – emollients. Và một số chất phụ khác như: chất bảo quản – preservative, nhũ hóa emulsifier, hương liệu tạo mùi  fragrance

Chất cấp ẩm (humectant)

Trong kem dưỡng, chất cấp ẩm tăng cường độ ẩm của da thông qua quá trình hấp thụ nước từ môi trường. Hoặc đưa nước từ tầng trung bì làm ẩm cho đến tầng thượng bì. Một số hoạt chất cấp ẩm phổ biến gồm: glycerin, gelatin, hyaluronic acid,  sodium pyrrolidone carboxylic acid,sodium lactate…

Chất khóa ẩm (occlusive)

Chất khóa ẩm trong kem dưỡng có tác dụng ngăn chặn hiện tượng mất nước bề mặt thông qua hình thành một lớp màng bảo vệ. Lớp màng này không ưa nước trên bề mặt da đặc, nhớt, thậm chí có mùi và gây kích ứng. Một số thành phần như: lanolin acid, stearic acid, cetyl alcohol, lanolin alcohol, stearyl alcohol, petrolatum,propylene glycol, cholesterol, sáp ong, lanolin…

Chất làm mềm (emollients)

Bao gồm các chất béo: lipid, dầu, chất làm mềm sẽ lấp đầy các khoảng trống của tế bào da từ đó giúp cải thiện độ linh hoạt và làm mềm mịn da. Các hoạt chất: dimethicone, octyl octanoate, isopropyl myristate, Cyclomethicone,… còn có công dụng khóa ẩm khi được apply một lớp dày.

Chất làm mềm trong kem dưỡng chủ yếu bao gồm các chất béo như lipid hay dầu. Các chất này lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào da biểu bì từ đó giúp cải thiện độ linh hoạt, làm mềm mịn da. Chất làm mềm cũng phần nào cũng có công dụng khoá ẩm, đặc biệt khi được apply lớp dày

kem dưỡng

Sử dụng kem dưỡng đúng cách

Kết cấu của kem dưỡng là dạng đặc so với các sản phẩm dưỡng da khác. Vì thế kem dưỡng là bước dưỡng da cuối cùng trong chu trình skincare dưới công thức kết hợp: lỏng trước, đặc sau. Trước hết, cũng như các sản phẩm toner, serum… khác, khi sử dụng kem dưỡng thì bạn không thể bỏ qua bước làm sạch. Sử dụng các làm sản phẩm làm sạch: sữa rửa mặt, tẩy trang, tẩy tế bào chết… cho da sạch nhất trước khi bước vào các bước dưỡng.

Theo công thức: lỏng trước, đặc sau như đã nói, bạn sử dụng các sản phẩm có kết cấu lỏng thoa trước rồi đặc dần. Chẳng hạn: Làm sạch, toner, serum, kem dưỡng là những bước cơ bản. Dù bạn có sử dụng thêm mặt nạ, treatment, lotition.. thì kem dưỡng vẫn là sản phẩm cuối cùng với chức năng khóa ẩm.

Lấy một lượng kem dưỡng vừa đủ, thoa đều và massage nhẹ nhàng lên mặt. Lưu ý không lên kéo xệch làn da xuống mà thoa nhé đẩy từ dưới lên tránh tình trạng da mặt chảy xệ. Vỗ nhẹ da để kem thấm sâu hơn. Phần kem còn thừa bạn có thể bôi vào cổ hoặc tay – hai vùng da nơi này cũng cần phải chăm sóc một cách cẩn thận đấy nhé.

Lựa chọn Kem dưỡng phù hợp với da

Về cơ bản, kem dưỡng sẽ có chức năng chính là dưỡng ẩm, khóa ẩm, làm mềm da với các thành phần như trên. Với mỗi loại da, các thành phần sẽ được thay đổi và tương thích với từng loại da dầu, da khô, da hỗn hợp hay kể cả da nhạy cảm. Vì thế, bạn có thể để ý các sản phẩm với thành phần cho loại da phù hợp với da của bạn.

Ngoài ra, bên cạnh công dụng dưỡng ẩm, kem dưỡng còn có chức năng hỗ trợ các vấn đề của da như trị mụn, se khít lỗ chân lông, làm trắng, chống lão hóa với các thành phần bổ trợ như vitamin A, Vitamin C, AHA, BHA… Nên khi bạn muốn có nhiều hơn công dụng dưỡng ẩm trong kem dưỡng bạn có thể xem tình trạng da mình như thế nào để lựa chọn loại kem phù hợp nhất.

Sử dụng kem dưỡng một cách đúng đắn và phù hợp với tình trạng da sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho da của bạn. Ngược lại, chúng sẽ gây lãng phí cả về thời gian lẫn tiền bạc. Chỉ cần chú ý một chút là bạn hoàn toàn yên tâm về sản phẩm cho da của mình 

Xem thêm: Serum và những điều bạn cần biết

Đi tới bình luận

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0979 244 688
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
X
preloader