Kiốt số 2 Tòa nhà HH2C Khu Dịch Vụ Tổng Hợp Và Nhà Ở Hồ Linh Đàm

Thêm 1 sản phẩm vào giỏ hàng thành công

Phân biệt hàng Nhật nội địa với hàng Nhật xuất khẩu

Hàng Nhật nội địa là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Cho dù đó là những sản phẩm đồ gia dụng, bỉm sữa hay mỹ phẩm. Vì khi muốn mua một món hàng có chất lượng tốt thì người ta nghĩ ngay đến hàng Nhật. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam hiện nay có hai loại hàng hoá đến từ Nhật Bản. Đó là hàng Nhật nội địa và hàng Nhật xuất khẩu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức quan trọng và cần thiết. Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về hàng Nhật nội địa, cũng như hàng Nhật xuất khẩu. Nhằm giúp khách hàng phân biệt được sự khác nhau giữa hai mặt hàng này.

1.Hàng Nhật nội địa

  • Nguồn gốc

Cụm từ “Hàng Nhật nội địa” dùng để nói đến hàng hoá được sản xuất riêng để tiêu thụ trong Nhật Bản. Đó là các sản phẩm tiêu dùng dành riêng cho người dân Nhật. Tuy nhiên các sản phẩm này vẫn có thể được sản xuất tại các nước khác (để có được nhân công giá rẻ). Sau đó thì được vận chuyển lại về Nhật. Thông qua khâu kiểm soát chất lượng chặt chẽ rồi mới đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm có thể có nguồn gốc xuất sứ từ những công ty Nhật. Hay có thể đến những tập đoàn đa quốc gia sản xuất riêng cho thị trường Nhật.

  • Chất lượng

Về chất lượng hàng Nhật nội địa thì không phải bàn cãi, vì nó luôn là số 1. Đối với Nhật Bản, người dân của họ luôn được ưu tiên hàng đầu. Thế nên những gì mà nước họ sản xuất cho con dân dùng hiển nhiên là những gì tốt nhất và chuẩn Nhật nhất. Vì thế giá cả hàng hóa Nhật nội địa thường cao hơn hàng Nhật xuất khẩu.

  • Đặc điểm

Bao bì của sản phẩm thường là chữ Nhật, ngoại trừ chữ Made in Japan. Hoặc tên sản phẩm và một số từ quốc tế có thể có trong bảng thành phần. Thông thường, mỹ phẩm Nhật và các mặt hàng của Nhật đa số không có hạn sử dụng. Nhật Bản sử dụng code để kiểm soát hàng của họ. Khi các sản phẩm mà không sử dụng được nữa họ sẽ thu hồi và tiêu hủy sản phẩm. Vậy nên các sản phẩm vẫn còn bán trên thị trường nghĩa là vẫn đảm bảo an toàn. Lưu ý hạn sử dụng sẽ là 3 năm kể từ ngày mở nắp.

Phân biệt hàng Nhật nội địa với hàng Nhật xuất khẩu

Có nhiều trường hợp lầm tưởng rằng hàng Nhật nội địa có thể mua ở bất cứ đâu. Tuy nhiên hàng Nhật mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa có thể gọi là hàng nội địa nhật 100%. Mà đôi khi nó lại là hàng Nhật xuất khẩu sang các nước lân cận ( hàng OME).

2. Hàng Nhật xuất khẩu 

  • Nguồn gốc

Đây vẫn là hàng hoá do nước Nhật sản xuất. Hàng hoá được qua khâu kiểm soát chất lượng với tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản. Song, các mặt hàng đó không dùng để tiêu thụ tại đó mà xuất khẩu qua các nước khác.

  • Chất lượng

Về giá cả hàng Nhật xuất khẩu thường thấp hơn hàng Nhật nội địa. Do có yếu tố cạnh tranh trong đó. Thế nên hàng Nhật xuất khẩu thường chỉ đạt chuẩn theo khu vực nơi hàng Nhật xuất khẩu tới. Các tiêu chuẩn này thường thấp hơn tiêu chuẩn nội địa Nhật.

  • Đặc điểm

Bao bì và trên sản phẩm thường xuất hiện ngôn ngữ khác không phải tiếng Nhật, thường là tiếng Anh. Hoặc thường xuất hiện ngôn ngữ của nước nhập khẩu.

3. Phân biệt hàng Nhật nội địa và hàng Nhật xuất khẩu

Thông qua các thông tin trên, khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được hàng Nhật nội địa và hàng Nhật xuất khẩu theo các cách như sau:

  • Bao bì

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa chúng là bao bì. Hàng nội địa thường có bao bì đơn giản, thực dụng, thậm chí nhiều sản phẩm không seal. Tiếng Nhật chiếm phần lớn trên bao bì, và chúng thường không ghi hạn sử dụng. Hàng Nhật xuất khẩu thì lại được chăm chút hơn về hình thức để dễ dàng quảng cáo.

Phân biệt hàng Nhật nội địa với hàng Nhật xuất khẩu

  • Mã vạch

Tuy không có quy luật nào cho mã vạch đối với hàng Nhật xuất khẩu. Khách hàng vẫn có thể dựa vào hệ thống mã vạch hàng Nhật nội địa. Chúng được viết tắt là JAN (Japanese Article number). Ban đầu, mã số cấp cho Nhật Bản là 49. Từ năm 1992, EAN cung cấp thêm 1 mã số nữa cho Nhật Bản là 45. Vì vậy, hiện nay ở Nhật Bản có cả hai mã số mã vạch 49 và 45 cùng tồn tại.

Bên cạnh đó, có nhiều cách khác nhau để thể hiện mã vạch trên sản phẩm. Đầu tiên là mã số ngắn (short version). Hệ thống này chỉ có 8 chữ số 4-9XXXXXX và 4-5XXXXXX trong đó XXXXXX (6 chữ số) là mã số của nhà sản xuất.

Phân biệt hàng Nhật nội địa với hàng Nhật xuất khẩu

Tiếp theo là mã vạch hàng nội địa chuẩn (standard version). Mã vạch này bao gồm 13 chữ số. Phần đầu giống như short version, phần sau thêm mã số sản phẩm và mã số kiểm tra sản phẩm.

Cuối cùng là mã số OCR-affixed JAN symbol. Hệ thống mã số OCR (Optical Character Recognition) thường được dùng để đọc chữ bằng máy đọc mã vạch. Mã số này bao gồm phần đầu là mã số JAN như trên. Trong đó chữ T thể hiện loại mã số chuẩn, còn chữ F thể hiện loại mã số ngắn. Lấy ví dụ như T49….., F49……

——————————————————————————————–

Hệ thống siêu thị hàng nội địa Nhật Bản HDMart

Địa chỉ: Ki ốt số 2 HH2C khu đô thị dịch vụ tổng hợp và nhà ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Websitehttps://hdmartjp.com 

Facebook: https://www.facebook.com/hdmart2110/

Hotline: 0979244688      E-mail: hdmart02@gmail.com

Chuyên mục: Tin tức

Đi tới bình luận

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0979 244 688
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
X
preloader